Nếu yêu thích cầu lông và thường xuyên xem các tin tức về bộ môn này. Chắc hẳn bạn đã không ít lần gặp các thuật ngữ cầu lông được sử dụng trong sách, báo hay các chương trình thể thao. Hiểu thuật ngữ cầu lông là cách để hiểu về bộ môn và dễ dàng giao tiếp với những người cùng chung sở thích. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng khám phá một số thuật ngữ cầu lông phổ biến được sử dụng nhiều nhất.
1. Các thuật ngữ cầu lông về sân thi đấu
- Court: Sân cầu lông, giới hạn bằng các đường biên.
- Backcourt: Khu vực 1/3 cuối sân, được giới hạn bởi các đường biên cuối.
- Midcourt – ⅓ giữa sân, nằm giữa giữa đường lưới và đường ranh giới phía sau.
- Forecourt: ⅓ sân trước,nằm giữa lưới và vạch giao cầu ngắn.
- Alley – Phần sân mở rộng hai bên để đánh đôi.
sân thi đấu cầu lông ( nguồn: internet)
- Back Alley – Phần cuối sân được giới hạn bởi biên cuối và vạch giao cầu dài dành cho đánh đôi
- Baseline – Đường biên cuối của mỗi bên sân, nằm song song với lưới.
- Center or Base Position – Điểm trung tâm của sân, nơi người chơi đơn quay về sau mỗi cú đánh.
- Center Line: Đường vuông góc với lưới, chia ra hai phần sân giao cầu cho mỗi bên phải và trái.
- Long service line: Vạch giao cầu dài, khi giao cầu không được để cầu đi quá vạch này.
- Serve court – Vùng được phép đứng để giao cầu.
- Short Service Line – Vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Giao cầu tối thiểu cầu phải đến được vạch này mới xem là hợp lệ.
2. Thuật ngữ về các cú đánh trong môn cầu lông
- Balk – Động tác đánh lừa đối phương trước khi hoặc trong khi giao cầu, còn gọi là “feint.”
- Clear: Cú đánh sâu đến phần biên cuối của đối phương. Cú clear bổng dùng để phản công, trong khi cú clear thấp dùng để tấn công.
- Drive: Cú đánh nhanh và thấp tạo thành đường bay thẳng lên phía trên lưới
- Drop: Cú bỏ nhỏ, đánh nhẹ và có kỹ thuật sao cho cầu rơi nhanh và gần với lưới bên phía đối phương.
- Hairpin Net Shot: Cú đánh gần lưới từ dưới thấp để cầu đi lên, qua lưới rồi rơi nhanh xuống bên phần sân đối phương.
- Half Court Shot: Cú đánh giữa sân được thực hiện khi đối phương chia đội hình theo kiểu đầu sân – cuối sân.
chơi cầu lông (Nguồn: Internet)
- Kill (Put away): Cú đánh nhanh từ trên xuống để đối phương không đỡ được.
- Net Shot: cú đánh từ ⅓ trước của sân sai cho cầu bay vừa đủ qua lưới và rơi nhanh xuống phần sân đối phương.
- Push Shot: Cú đánh nhẹ từ lưới hoặc từ giữa sân sang giữa sân đối phương.
- Rally: Cầu được đánh qua lại giữa hai bên một cách liên tục.
- Serve or service: Giao cầu
- Smash: Cú đánh khi đập mạnh khi cấu bay qua cao quá đầu để cầu rơi nhanh xuống phân sân của đối phương.
- Wood Shot: Cú đánh chạm vào khung vợt
3. Thuật ngữ về các phụ kiện, dụng cụ cầu lông
- Racquet: Vợt cầu lông
- Shuttlecock: Quả cầu lông
- String: Dây vợt
- Grip: Quấn cán vợt
- 1-Piece Construction: Cấu trúc vợt cầu lông có tay cầm, thân vợt và đầu vợt đúc liền 1 khối.
- 2-Piece Construction: Cấu trúc vợt cầu lông với tay cầm và thân vợt được ghép với nhau hoặc đầu vợt và thân vợt được ghép với nhau.
- Plastic shuttles: Quả cầu lông làm bằng nhựa, không quá thích hợp để dùng khi tập luyện và thi đấu.
dụng cụ cầu lông ( nguồn: internet)
4. Một số thuật ngữ khác liên quan đến môn cầu lông
- Carry: Lỗi phạm quy khi quả cầu được bắt vào đầu vợt và giữ trên đó để đánh đi
- Fault: Phạm lỗi, có thể là lỗi giao cầu, lỗi trả cầu.
- Set: Hiệp đấu (1 trận đấu cầu lông thường có tối đa 3 hiệp)
- Flick: Phạm lỗi, có thể là lỗi giao cầu, lỗi trả cầu.
- Let – Chấm dứt đúng luật để cho phép đánh lại.
- Match – Trận đấu.
- Footwork: Bộ pháp, cách thức di chuyển trên sân.
5. Lời kết
Trên đây là một số thuật ngữ cầu lông phổ biến nhất mà các “vợt thủ” không nên bỏ qua. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về bộ môn này. Ngoài nắm rõ các thuật ngữ quan trọng. Để chơi và tập cầu lông đúng cách, bạn còn cần “đầu tư” vào các dụng phụ, kiện chất lượng. Chẳng hạn như giày cầu lông, vợt cầu lông, hộp cầu lông,… để tối ưu hiệu suất. Tham khảo ngay các sản phẩm dành cho môn cầu lông dưới đây của SALUTESHOPZ để có quá trình tập luyện, thi đấu hiệu quả nhất!