Những thói quen tốt giúp nâng cao sức khỏe

thiết kế chưa có tên

Sức khỏe không chỉ đơn giản là trạng thái cơ bản của một người khỏe mạnh và không có bệnh. Mà sức khỏe còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của mỗi người. Việc xây dựng và thực hiện những thói quen nhằm nâng cao sức khỏe, duy trì tuổi thọ, giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Vậy những thói quen tốt và việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Thói quen cải thiện sức khỏe và tinh thần

1. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học để cải thiện sức khỏe. 

Vì sao cần thay đổi chế độ ăn uống?

Bạn muốn cải thiện sức khỏe của mình? Hãy bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống của mình. Nguyên nhân gây hại cho sức khỏe là việc không ăn sáng hoặc việc ăn qua loa. Khi bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống là cách giúp cho cơ thể tiếp nhận được năng lượng và dưỡng chất đầy đủ. Cân bằng trọng lượng trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vậy nên, để ăn uống khoa học bạn nên áp dụng nhưng nguyên tắc:

Phương pháp áp dụng:

  • Ăn theo quy tắc bàn tay. Đối với thực phẩm nhiều chất xơ như rau, củ, quả khẩu phần được chia theo lòng bàn tay. Với thực phẩm giàu protein, chất đạm khẩu phần được chia theo một nắm tay. Và chất béo tốt như đậu và hạt đưa vào theo khẩu nửa nắm tay. Áp dụng các phương pháp này sẽ giúp bạn không phụ thuộc nhiều vào việc cân đo, đong đếm nữa.
  • Hạn chế ăn muối để tránh các tác hại về huyết áp và thận. Và loại bỏ bớt các chất kích thích, rượu bia ảnh hưởng đến gan và tim mạch.
  • Ngoài việc áp dụng chế độ ăn uống. Bạn nên kết hợp với các bài tập thể dục thể thao. Giúp cho sức khỏe của bạn cải thiện hơn loại bỏ căng thẳng và lo lắng. Tinh thần và năng suất làm việc, học tập sẽ hiệu quả hơn. Duy trì lối sống lành mạnh nâng cao sức khỏe.

thuc pham bo sung suc khoe

thực phẩm bổ sung (nguồn: internet)

2. Uống đủ nước và tầm quan trọng của sức khỏe

Vì sao cần uống nước nhiều?

Đa số nhiều người bỏ qua việc uống nước nhưng lại không biết trong cơ thể chiếm 70% là nước. Điều này có nghĩa là không uống đủ nước có thể gây mất cân bằng điện giải, dẫn đến mỏi cơ, mất sức. Như vậy, bạn mất nước là do các nguyên nhân đổ mồ hôi, trong quá trình tiêu hao năng lượng. Việc cơ thể tiếp nhận nước liên tục trong ngày tùy thuộc cơ thể và tình trạng của mỗi người.

Khi uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp da căng mọng và mềm mại. Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cần thiết cho sự sống của bạn. Như vậy, uống bao nhiêu nước trong một ngày là đủ? Và làm thế nào để đảm bảo cơ thể bạn nạp đủ lượng nước cần thiết?

Phương pháp áp dụng:

  • Bất kì thời gian bạn cảm thấy khát nước, đổ mồ hôi. Chia nhỏ thời gian uống cụ thể để cơ thể cảm nhận đủ lượng nước trong cơ thể hợp lý. Bạn nên uống 1,5L – 2L mỗi ngày. Hoặc áp dụng cách tính lượng nước 8:8 tương đương với 8 ly nước thể tích 8 ounce/ly.
  • Mặc dù hiệu quả của uống nước thấy rõ nhưng việc uống đủ nước trong ngày sẽ rất khó. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị riêng cho mình bình nước mang theo. Việc này cũng giúp cho bạn tránh khỏi việc hao hụt lượng nước nạp vào.

cung cap du nước cho cơ thể

Uống đủ nước mỗi ngày (nguồn: internet)

3. Ngủ đúng giờ và đủ giấc để cải thiện sức khỏe. 

Ngủ đủ giấc có tác dụng như thế nào?

Sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào ăn uống mà còn phụ thuộc vào giấc ngủ hàng ngày của bạn. Mà ngủ đủ giấc cơ thể của bạn sẽ được tái tạo năng lượng, và phục hồi tinh thần thoải mái. Nên một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cho trạng thái cân bằng cảm xúc, hồi phục sức khỏe. Ngược lại, việc thiếu ngủ và ngủ lệch giấc sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và uể oải. Gây ra nhiều tác dụng phụ va ảnh hưởng đến công việc và dễ mắc bệnh.

Phương pháp áp dụng:

Do đó, trung bình một ngày mỗi người nên ngủ bao nhiêu tiếng? Và ngủ lúc mấy giờ?

  • Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, giấc ngủ trung bình một ngày là 10-12 tiếng. Trung bình giấc ngủ người lớn bình thường một ngày là 7-9 tiếng. Đây là điều kiện đảm bảo các yếu tố quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.
  • Theo như khuyến nghị, thời gian thích hợp bắt đầu ngủ từ sau 22h – 23h. Thức dậy vào lúc 6h-7h. Sẽ giúp cho cơ thể minh mẫn hơn, tỉnh táo và nhiều năng lượng. Với chất lượng công việc và môi trường sinh hoạt của mỗi người khác nhau. Nên việc thức khuya là việc không thể tránh khỏi đối với mỗi người. Tuy nhiên, việc này có ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe.

Tóm lại, giấc ngủ là một phần quan trọng không thể thiếu đối với sức khỏe của bạn. Hãy tạo cho mình môi trường ngủ thoải mái và dễ chịu. Hạn chế các tiếng ồn cũng như ăn uống trước khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.


ngu du giác

Tập thói quen ngủ sớm  (nguồn: internet)

4. Theo dõi sức khỏe và nhật ký ăn uống

Lợi ích và phương pháp theo dõi:

Ngoài những lối sống lành mạnh bảo gồm ăn uống dinh dưỡng và luyện tập thể chất thường xuyên. Vệc quan sát tình trạng sức khỏe thường xuyên không chỉ có lợi cho sức khỏe của bạn. Mà còn giúp phát hiện các bệnh sớm và điều trị kịp thời. Từ đó, bạn biết cách thay đổi và cân bằng để nâng cao sức khỏe của mình hợp lý hơn.

Khoảng thời gian lý tưởng để đảm bảo sức khỏe của bạn nhất theo định kì 1 năm/ lần. Và thực hiện ghi chú các chỉ số tình trạng sức khỏe để duy trì thể trạng cân đối.

5. Tóm Lại

Rõ ràng sức khỏe là của cải quý nhất trên đời đối với mỗi người. Do vậy, chúng ta cần coi trọng và giữ gìn nó đúng cách. Hi vọng qua bài viết trên mọi người đều có những kiến thức đúng đắn về việc chăm sóc và giữ gìn sức khỏe của mình. Để có một cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn cho cả mình và cả những người xung quanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Index